Tin tức
Xem tất cả
Hoạt động Đảng - Đoàn thể
Hoạt Động HĐND
Hoạt Động UBND
Thông tin tuyên truyền
Thông tin hoạt động xã/thị trấn
Hoạt động bầu cử
Công khai ngân sách Nhà nước
Thông tin tuyên truyền - Phòng chống dịch bệnh
TÀI LIỆU HỌP HĐND
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
BÀI TUYÊN TRUYỀN NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA 10/10
Từ khoá:
-
Trường Tiểu học, Mầm non Tân Lập tổ chức hoạt động chào mừng 42 năm ngày Nhà Giáo Việt NamSáng ngày 20/11, Trường Tiểu học Tân Lập, trường Mầm non Tân Lập tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Đại diện các cấp, ngành; cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, cha mẹ học sinh, các giáo viên về hưu và toàn thể học sinh nhà trường dự lễ kỷ niệm. Thông qua các hoạt động nằm giáo dục các em biết kính trọng thầy cô giáo. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng mà người truyền thụ kiến thức, giúp ta nên người là thầy cô giáo. Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống "Tôn sư, trọng đạo" của dân tộc Việt Nam; khẳng định sứ mạng cao cả của những người thầy; sự tri ân, tin tưởng, tôn vinh của xã hội dành cho nghề dạy học, những người thầy. Riêng tại Trường Tiểu học Tân Lập, toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh luôn không ngừng trau dồi, nâng cao phẩm chất, năng lực và kỹ năng, nỗ lực vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đồng tâm, đoàn kết để góp phần vào sự nghiệp “trồng người”. Qua đó, trường thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cô Phan Thị Anh Thư - Hiệu trưởng Trường Tiểu học chia sẻ: “Mỗi dịp 20/11, chúng tôi - các thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục đều cảm thấy vinh dự và tự hào hơn với truyền thống của ngành; chúng tôi càng phải ý thức được trách nhiệm lớn lao mà xã hội giao phó. Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, chúng tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa và việc nhà giáo phải tự đổi mới mình là một điều thiết yếu”. Dịp này, trường cũng có những bó hoa tươi thắm gửi đến giáo viên về hưu. Bên cạnh đó nhà trường cũng vinh dự nhận các bó hoa và phần quà tri ân đến từ các cơ quan và hội cha mẹ học sinh
-
Bài tuyên truyền kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”, Người còn khẳng định “Nhiệm vụ giáo dục rất vất vả nhưng thật vẻ vang, không có thầy cô giáo thì không có giáo dục”. Còn Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì viết "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao qúy". Mỗi năm, đến ngày Nhà giáo Việt Nam ngày 20/11, chắc hẳn ai cũng chung một cảm xúc trào dâng, một niềm xốn xang về kỉ niệm với thầy cô giáo. Những người đã mang lại cho ta niềm hạnh phúc và hành trang cuộc sống đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, được hình thành từ ngàn xưa đến nay. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, sự nghiệp giáo dục của nhà Trường có nhiều khởi sắc và phát triển. Sự chuyển mình mạnh mẽ về cơ sở vật chất nhà trường, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác đào tạo của nhà trường cho đến các hoạt động thi đua dạy tốt và học tốt, trong khuôn viên nhà trường khang trang sạch đẹp tất cả đã tạo lên một phong trào thi đua, ngành ngành chăm lo cho giáo dục, nhà nhà thi đua làm giáo dục, người người ủng hộ để sự nghiệp giáo dục được phát triển. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vui mừng đến thế, niềm vui lớn nhất đó là được sống trong một môi trường giáo dục tràn ngập sự yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ chăm lo của Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và toàn thể nhân dân đã dành cho nhà trường. Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp của dân tộc Việt Nam - một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Nhân ngày 20/11 - kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), xin trân trọng kính chúc các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thật nhiều sức khỏe, tiếp tục phát huy truyền thống nhà giáo, luôn vững bước trên con đường phát triển sự nghiệp giáo dục./.
-
V/v đăng tải thông tin quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020, quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Căn cứ Quyết định số 2974/QĐ-UBND ngày 18/10/2024 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040; Để kịp thời cập nhật, công bố, công khai đồ án theo đúng quy định, Phòng Quản lý đô thị đề nghị Phòng Văn hóa và Thông tin, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xem xét, đăng tải đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040 lên Trang thông tin điện tử huyện và xã, thị trấn. - Hồ sơ đăng tải: + Quyết định số 2974/QĐ-UBND ngày 18/10/2024 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040; + Thuyết minh tổng hợp và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040. + Các bản đồ quy hoạch theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040. + Thông báo số 487/TB-UBND ngày 22/10/2024 của UBND huyện Bắc Tân Uyên về việc công bố, công khai và niêm yết quyết định phê duyệt và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040. - Thời gian thực hiện trước ngày 02/11/2024. (Gửi kèm hồ sơ để thực hiện đăng tải theo mã QR) Trên đây là nội dung đề nghị đăng tải quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040 lên Trang thông tin điện tử huyện Bắc Tân Uyên./.
-
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ Việt Nam, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ Việt Nam, cũng như phụ nữ tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Hơn 90 mùa thu qua, tổ chức Phụ nữ Liên hiệp Hội ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khỏe, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước. Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang” Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và t
-
MẠI DÂM, NHỮNG TÁC HẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂMNhững tác hại của tệ nạn mại dâm về sức khỏe: Một người bán dâm thường có quan hệ tình dục với hàng ngàn lượt khách mua dâm, nên tỉ lệ lây nhiễm và truyền bệnh cho nhau là rất cao như dễ bị lây truyền các bệnh xã hội và có thể bị nhiễm HIV/AIDS; hoặc có nguy cơ cao sử dụng các chất gây nghiện và các chất kích thích khác. Mại dâm là một trong những yếu tố làm tăng độ lây nhiễm HIV và tỷ lệ gia tăng ở nhóm có nguy cơ cao bao gồm phụ nữ bán dâm, người tiêm chích ma túy, đối với cá nhân tham gia hoạt động bán dâm có nguy cơ cao trở thành nô lệ của chủ chứa, vướng vào vào nợ nần, bị bóc lột tình dục, cưỡng bức bán dâm, dễ bị lây truyền các bệnh xã hội, HIV/AIDS; bị tước quyền làm mẹ; bị lôi kéo, ép sử dụng ma túy và các hoạt động phạm pháp khác; hoặc trở thành nạn nhân của tệ nạn mua bán người. Tổn thương tinh thần: Tổn thương tâm lý có thể là một hậu quả ở những người bị cưỡng bức bán dâm mà kết quả có thể là những bệnh như: rối loạn nhân cách, rối loạn thần kinh chức năng tình dục nặng, mất khả năng cảm nhận bất kỳ một cảm hứng tình dục cá nhân nào trong lãnh vực riêng tư; bị kỳ thị, phân biệt đối xử; tự kỳ thị bản thân. Về xã hội: Có sự móc nối chặt chẽ giữa mại dâm với buôn ma túy cùng sự tham gia của các dạng tội phạm khác, đặc biệt là cướp tài sản, buôn người và rửa tiền; Những giá trị thiêng liêng và khuôn khổ đạo đức dần bị mất đi; Xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc, gây hoen ố hình ảnh văn hóa quốc gia; Mại dâm là hành vi chà đạp lên phẩm giá con người; Tốn kém chi phí, nguồn lực cho công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, tệ nạn mại dâm tại địa phương, cơ sở. Nguyên nhân của tệ nạn mại dâm do người bán dâm hám tiền, bản thân lười lao động, sợ vất vả nhưng thích ăn chơi, hưởng thụ; “hành nghề” mại dâm để làm giàu một nghề làm giàu nhanh nhất; nên bất chấp tác hại vô cùng lớn đến đời sống, sức khoẻ, xã hội, nhiều người vẫn tình nguyện bán dâm núp trá hình dưới nhiều danh nghĩa, vỏ bọc tinh vi. Đói nghèo là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn
-
Bài tuyên truyền Pháp luật về phòng, chống ma túyMa túy có thể có nguồn gốc khác nhau nhưng đều có một đặc điểm chung là khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý của con người. Ma túy có nhiều loại như ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp. Những năm qua, tệ nạn ma tuý ở Việt Nam vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng cùng với việc xuất hiện nhiều loại ma tuý mới, ma tuý đã trở thành một hiểm hoạ lớn đối với toàn xã hội, đe doạ trực tiếp tới cuộc sống của mỗi con người, cộng đồng xã hội. Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến mất khả năng lao động, suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Theo báo cáo của Ủy ban quốc gia về phòng chống AIDS và tệ nạn ma tuý, mại dâm thì có tới 70% các vụ án hình sự liên quan đến ma tuý và người nghiện ma tuý, hầu hết những vụ mất trật tự công cộng, đâm chém kinh hoàng liên quan tới người nghiện ma tuý. Đặc biệt ma tuý còn là nguyên nhân chính và trực tiếp dẫn đến tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS - căn bệnh mà hiện nay chưa có thuốc chữa. Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội. Ma túy có rất nhiều loại như: Heroin, cần sa, ma tuý đá, thuốc lắc, viên ma túy tổng hợp ... và được đối tượng buôn bán ngụy trang một cách tinh vi; lôi kéo người sử dụng dẫn đến nghiện ngập. Đáng báo động, đối tượng sử dụng ma túy tập trung ở độ tuổi thanh niên, thậm chí đã bắt đầu trẻ hóa đến tuổi vị thành niên và học sinh. Những kẻ buôn bán ma túy thường dụ dỗ các đối tượng học sinh, sinh viên bằng cách cho hút không mất tiền, khi đã nghiện thì các em sẽ tr
-
BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM 13/10Nhằm phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 20/9/2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg về Ngày Doanh nhân Việt Nam, hằng năm lấy ngày 13/10 là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”. Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư tay cho giới Công Thương Việt Nam, trong đó nhấn mạnh rằng “Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này”. Bức thư có đoạn “… Hiện nay Công Thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng…”. Cho đến nay, thực tế đã khẳng định ý nghĩa lịch sử của bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới Công Thương vào ngày 13/10/1945. Trong giai đoạn này - giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - bức thư của Hồ Chủ Tịch vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện đường lối đúng đắn và chỉ dẫn mang tính chiến lược của Người đối với việc khẳng định vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong xây dựng và kiến thiết đất nước. Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: “Phát triển nhanh, hài hòa các khu
-
BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔSau chín năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ, với ý chí không gì lay chuyển được và tinh thần chiến đấu ngoan cường, thông minh, gan dạ, đầy sáng tạo của quân và dân ta, đặc biệt với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 , thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc nước ta. Theo các điều khoản của Hiệp định, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của quân đội Pháp. Tuy nhiên, thực dân Pháp lợi dụng thời gian này để phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa, lôi kéo người di cư vào Nam, gây rối loạn và làm cho mọi công việc bị đình trệ. Biết trước âm mưu của Pháp, ý thức rõ quy mô và tầm quan trọng của việc tiếp quản Hà Nội, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cử các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Tố Hữu trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo công tác tiếp quản Thủ đô. Ngày 17/9/1954, theo quyết nghị của Chính phủ, Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội được thành lập để làm nhiệm vụ tiếp quản thành phố. Hội đồng Chính phủ đã công bố các chính sách đối với thành thị mới giải phóng, chính sách đối với tôn giáo, các điều kỷ luật của bộ đội, cán bộ và nhân viên công tác khi vào thành phố mới giải phóng; Bộ Tổng Tư lệnh đã ra lệnh cho các đơn vị bộ đội đang tiến về giải phóng Hà Nội phải giữ vững trật tự an ninh của thành phố, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ ngoại kiều, triệt để chấp hành các chính sách và kỷ luật mà Chính phủ đã đề ra, luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khiêu khích, phá hoại. Sau quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao yêu cầu thực dân Pháp rút khỏi Hà Nội đúng thời hạn, bảo đảm nguyên tắc chuyển giao trong trật tự, an toàn, không được phá hoại và không làm gián đoạn các hoạt động của đời sống Nhân dân; ngày 30/9/1954, hai bên đã ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự; ngày 2/10, ký tiếp Hiệp định chuyển giao Hà Nội về hành chính. Chính phủ t
-
BÀI TUYÊN TRUYỀN NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA 10/10Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, đó là cơ hội bứt phá cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng vượt lên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuyển đổi số tạo nên đột phá to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; phương thức sống, làm việc của người dân và toàn xã hội dựa trên công nghệ số. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Ví dụ: Đặt hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến có đặt hàng không giới hạn về vị trí địa lý; Giảm thiểu được chi phí và thời gian đi lại. Chuyển đổi số là quá trình khách quan, cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi, mỗi người cũng cần không ngừng thay đổi, thích nghi, nếu không sẽ bị bỏ lại ở phía sau. Do đó, có thể chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số, bao gồm: Chính quyền số là gì: Là chính quyền có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn. Ví dụ: Cơ quan Nhà nước sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến liên thông với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, đất đai, thuế để người dân có thể làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất trực tuyến. Xã hội số là gì: Công dân số: là công dân có khả năng truy cập các nguồn thông tin, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hoá trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưở
-
Tắt sóng 2G: Người dân cần chuẩn bị gì?Hiện nay, các doanh nghiệp dựa trên thực tế khai thác của mình sẽ tắt dần các trạm 2G tại các khu vực không phát sinh lưu lượng qua mạng 2G. Việc dừng hoàn toàn công nghệ 3G sẽ được thiện vào tháng 9/2028. Đại diện Cục Viễn thông cho biết, việc dừng công nghệ 2G đem lại lợi ích cho người dân, xã hội và các doanh nghiệp cụ thể như sau: Đối với người dân: người sử dụng đang sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ 2G sẽ được nhà mạng hỗ trợ qua các hình thức hỗ trợ tiền mua đầu cuối là thiết bị đầu cuối thông minh, hỗ trợ các gói cước sử dụng dữ liệu có nhiều tính năng hiện đại hơn thích hợp với công nghệ mới. Với việc sử dụng thiết bị thông minh, người sử dụng có cơ hội tiếp cận với nhiều dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ hành chính công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp cận thông tin qua các ứng dụng khi truy cập Internet. Đối với doanh nghiệp: việc tắt công nghệ 2G và tương lai gần là 3G sẽ giảm chi phí vận hành của doanh nghiệp; nguyên tần số vô tuyến điện, hạ tầng truyền dẫn, hạ tầng thụ động, nguồn nhân lực sẽ tập chung cho nâng cao chất lượng, vùng phủ mạng 4G hiện nay và tập trung đầu tư phát triển công nghệ 5G. Dự kiến, tăng lưu lượng dữ liệu di động khi dừng công nghệ 2G sẽ giúp tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp viễn thông, đồng thời tăng doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung, dịch vụ ứng dụng viễn thông và tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và cung cấp thiết bị đầu cuối hỗ trợ công nghệ mới. Đối với Nhà nước: Việc không khai thác các mạng sử dụng công nghệ lỗi thời, tiêu hao năng lượng lớn sẽ góp phần giảm khí thải nhà kính, dần từng bước triển khai mạng di động sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, với việc triển khai các giải pháp thúc đẩy tắt sóng 2G, số lượng thuê bao 2G only đã giảm đáng kể, tính đến thời điểm tháng 5/2024, số thuê bao 2G Only còn hơn 11 triệu thuê bao, chiếm tỷ lệ khoảng 9% tổng số thuê bao di động trên toàn quốc. Hiện nay, theo kế hoạch thực hiện lộ trình dừng công nghệ 2G